THỦ TỤC Cam kết hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ (Cấp tỉnh)
Cơ quan Công bố/Công khai | UBND tỉnh Kon Tum | |||||||||||||||
Mã thủ tục | 2.000765.000.00.00.H34 | |||||||||||||||
Quyết định công bố | Quyết định số 333/QĐ-UBND (và Quyết định số 381/QĐ-UBND ngày 21/7/2021) | |||||||||||||||
Cấp thực hiện | Cấp Tỉnh | |||||||||||||||
Loại TTHC | TTHC không được luật giao cho địa phương quy định hoặc quy định chi tiết | |||||||||||||||
Lĩnh vực | Đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn | |||||||||||||||
Trình tự thực hiện |
Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. - Địa chỉ: 12 Nguyễn Viết Xuân, tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum. - Thời gian: Sáng từ 7h30 - 10h30, chiều từ 13h30 - 16h30 các ngày làm việc trong tuần (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ theo quy định). Bước 2. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lý và đầy đủ của hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận và viết giấy hẹn. - Trường hợp còn thiếu hoặc chưa đầy đủ thì hướng dẫn cá nhân, tổ chức chỉnh sửa, bổ sung. Bước 3: Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thẩm tra và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Mẫu số 03 tại Phụ lục II kèm theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP), trong vòng 05 ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản cam kết hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp (Mẫu số 04 tại Phụ lục II kèm theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP). - Trường hợp từ chối cam kết hỗ trợ cho doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi doanh nghiệp nêu rõ lý do. - Trường hợp sử dụng ngân sách trung ương thì thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công. |
|||||||||||||||
Cách thức thực hiện |
|
|||||||||||||||
Thành phần hồ sơ |
Trường hợp:
|
|||||||||||||||
Đối tượng thực hiện |
Doanh nghiệp
Tổ chức nước ngoài |
|||||||||||||||
Cơ quan thực hiện | Sở Kế hoạch và Đầu tư - tỉnh Kon Tum | |||||||||||||||
Cơ quan có thẩm quyền quyết định | UBND tỉnh Kon Tum, | |||||||||||||||
Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ | Không có thông tin | |||||||||||||||
Cơ quan được ủy quyền | Không có thông tin | |||||||||||||||
Cơ quan phối hợp | ||||||||||||||||
Kết quả thực hiện | - Văn bản cam kết hỗ trợ vốn theo mẫu số 04 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP. - Văn bản cam kết hỗ trợ vốn theo mẫu số 04 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP. | |||||||||||||||
Căn cứ pháp lý của TTHC |
|
|||||||||||||||
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | (1) Các dự án được hỗ trợ là Dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, Dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư hoặc Dự án ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 3, Nghị định 57/2018/NĐ-CP. (2) Các nội dung hỗ trợ có yêu cầu điều kiện hỗ trợ quy định tại Nghị định 57/2018/NĐ-CP, như sau: - Hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, mua bản quyền công nghệ, mua công nghệ hoặc mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến công nghệ, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng: + Doanh nghiệp có doanh thu năm trước tối thiểu bằng 10 lần mức hỗ trợ. + Các bản quyền, công nghệ doanh nghiệp đề xuất mua phải phù hợp với định hướng phát triển sản xuất của doanh nghiệp đã đăng ký. + Trường hợp đề tài nghiên cứu khoa học được ứng dụng trong thực tế thì được thanh toán bằng mức hỗ trợ; trường hợp không được áp dụng trong thực tế thì được thanh toán bằng 50% mức hỗ trợ. - Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm phục vụ áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao, sản xuất sản phẩm mới: + Dự án sản xuất sản phẩm thử nghiệm, sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm mới có văn bản thống nhất của cơ quan quản lý khoa học thuộc cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. + Nhiệm vụ đề xuất hỗ trợ có nội dung phù hợp với định hướng phát triển sản xuất, kinh doanh. - Hỗ trợ Doanh nghiệp có dự án nhân giống cây trồng bằng công nghệ nuôi cấy mô của doanh nghiệp: Quy mô từ 01 triệu cây/năm trở lên. Trường hợp quy mô dự án tăng thì mức hỗ trợ tăng tương ứng nhưng không quá 10 tỷ đồng/dự án. - Hỗ trợ Doanh nghiệp có dự án sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, trồng thử nghiệm cây trồng mới có giá trị kinh tế cao: Dự án được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. - Hỗ trợ 50% chi phí quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực quốc gia và cấp tỉnh; 50% kinh phí tham gia triển lãm hội chợ trong nước, ngoài nước: Nội dung hỗ trợ được cấp thẩm quyền phê duyệt. - Hỗ trợ một doanh nghiệp xây dựng và quản lý một trang thông tin điện tử “Chợ nông sản quốc gia”: + Doanh nghiệp có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử và có tài sản đảm bảo tối thiểu 10 tỷ đồng. Trang thông tin điện tử “Chợ nông sản quốc gia” được xây dựng ít nhất bằng 03 ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung) và cam kết duy trì hoạt động tối thiểu 10 năm. Thông tin sản phẩm của các doanh nghiệp được duy trì ít nhất 03 năm. + Nhà nước bắt đầu hỗ trợ khi có tối thiểu 500 doanh nghiệp đã đăng sản phẩm lên trang thông tin điện tử. - Hỗ trợ Doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở chế biến nông sản; cơ sở giết mổ; cơ sở chế tạo thiết bị, linh kiện, máy nông nghiệp; cơ sở sản xuất sản phẩm phụ trợ: + Các dự án đầu tư chế biến nông sản phải bảo đảm các điều kiện giá trị sản phẩm sau chế biến tăng ít nhất 1,5 lần so với giá trị nguyên liệu thô ban đầu. - Hỗ trợ Doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở bảo quản nông sản (gồm sấy, chiếu xạ, khử trùng, đông lạnh, bảo quản sinh học): + Công suất cơ sở sấy lúa, ngô, khoai, sắn, lâm sản phải đạt tối thiểu 100 tấn sản phẩm/ngày; sấy phụ phẩm thủy sản đạt tối thiểu 50 tấn sản phẩm/ngày. + Bảo quản rau, hoa quả tươi, chè, hạt tiêu, hạt điều đạt 1.000 tấn kho; bảo quản lưu trữ giống cây trồng đạt công suất 100 tấn kho. |