THỦ TỤC Cho phép Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nước ngoài tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế
Cơ quan Công bố/Công khai | UBND tỉnh Kon Tum | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Mã thủ tục | 1.001866.000.00.00.H34 | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Quyết định công bố | 301/QĐ-UBND | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cấp thực hiện | Cấp Tỉnh | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Loại TTHC | TTHC được luật giao quy định chi tiết | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Lĩnh vực | Khám bệnh, chữa bệnh | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trình tự thực hiện |
Bước 1: Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo đúng hướng dẫn và nộp hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công hoặc qua đường bưu điện. - Địa chỉ: 70 Lê Hồng Phong, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum Bước 2: Cán bộ bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả kiểm tra hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ đủ thủ tục pháp lý: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ và in phiếu tiếp nhận hồ sơ (phiếu hẹn). - Trường hợp hồ sơ chưa đủ thủ tục pháp lý: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn cơ sở chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ theo đúng quy định. Trường hợp hồ sơ đề nghị cho phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo chưa hoàn chỉnh thì trong thời gian 10 ngày làm việc phải có văn bản thông báo cho tổ chức đề nghị khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoàn chỉnh hồ sơ, trong đó phải nêu cụ thể tài liệu cần được bổ sung, sửa đổi. Bước 3: Sở Y tế xem xét và thẩm định hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện theo quy định sẽ ban hành văn bản cho phép. - Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế phải có văn bản thông báo cho người đăng ký cấp phép để hoàn chỉnh hồ sơ. - Trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, Sở Y tế sẽ có văn bản trả lời và nêu lý do. Nếu không cho phép khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Bước 4: Theo phiếu hẹn cơ sở đến nhận kết quả trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công hoặc qua đường bưu điện - Thời gian: 07:30 - 10:30, 13:30 - 16:30 các ngày làm việc trong tuần. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cách thức thực hiện |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thành phần hồ sơ |
Trường hợp:
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đối tượng thực hiện |
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX) Hợp tác xã |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cơ quan thực hiện | Sở Y tế - tỉnh Kon Tum | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cơ quan có thẩm quyền quyết định | Sở Y tế - tỉnh Kon Tum, | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ | 70 Lê Hồng Phong ,thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cơ quan được ủy quyền | Không có thông tin | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cơ quan phối hợp | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Kết quả thực hiện | Công văn cho phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo Công văn cho phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Căn cứ pháp lý của TTHC |
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | 1. Điều 5 Thông tư số 30/2014/TT-BYT: “Điều kiện cho phép hoạt động đối với đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động” “1. Điều kiện về cơ sở vật chất: a) Trường hợp đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo thực hiện khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở này phải có giấy phép hoạt động theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh; b) Trường hợp đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo thực hiện khám bệnh, chữa bệnh tại địa điểm khác thì địa điểm này phải đáp ứng các điều kiện sau đây: - Có nơi tiếp đón, buồng khám bệnh các chuyên khoa, buồng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu), buồng cấp cứu - lưu bệnh; - Đáp ứng các điều kiện về kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật; - Bảo đảm đủ điện, nước và các điều kiện khác phục vụ việc khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo. 2. Điều kiện về nhân sự: Trường hợp có thực hiện cấp phát thuốc thì người cấp phát thuốc phải có bằng cấp chuyên môn tối thiểu là dược tá hoặc bác sỹ có chứng chỉ hành nghề. 3.Điều kiện về trang thiết bị y tế và thuốc: a) Có đủ trang thiết bị y tế, hộp thuốc chống choáng, thuốc cấp cứu và thuốc chữa bệnh phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo; b) Trang thiết bị phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và thuốc sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và còn thời hạn sử dụng. 4. Phạm vi hoạt động chuyên môn: a) Thực hiện đúng các quy định về chuyên môn kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế hoặc các Bộ, ngành cho phép; b) Nếu thực hiện phẫu thuật tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lưu động như tàu bay, tàu thủy, tàu hỏa, ô tô hoặc các phương tiện chuyên dụng di động khác phải có hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại địa phương để bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng cho người bệnh. 5. Nếu đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo thực hiện khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó đồng ý bằng văn bản. 6. Nếu đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo thực hiện khám bệnh, chữa bệnh tại địa điểm khác ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo đồng ý bằng văn bản.” 2. Điều 6 Thông tư số 30/2014/TT-BYT: “Điều kiện cho phép hoạt động đối với đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo nước ngoài” 1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: a) Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được Chính phủ Việt Nam thừa nhận theo quy định tại Điều 22 Luật khám bệnh, chữa bệnh; biết tiếng Việt thành thạo hoặc đăng ký ngôn ngữ sử dụng khi khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện quy định tại Điều 23 Luật khám bệnh, chữa bệnh. b) Là lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền có chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được Chính phủ Việt Nam thừa nhận theo quy định tại Điều 22 Luật khám bệnh, chữa bệnh nếu thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo bằng y học cổ truyền; biết tiếng Việt thành thạo hoặc đăng ký ngôn ngữ sử dụng khi khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện quy định tại Điều 23 Luật khám bệnh, chữa bệnh. 2. Các thành viên khác của đoàn trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề. Thành viên của đoàn nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế cấp hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được Chính phủ Việt Nam thừa nhận quy định tại Điều 22 của Luật khám bệnh, chữa bệnh; biết tiếng Việt thành thạo hoặc đăng ký ngôn ngữ sử dụng khi khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện quy định tại Điều 23 của Luật khám bệnh, chữa bệnh. |