THỦ TỤC Cấp giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

Cơ quan Công bố/Công khai UBND tỉnh Kon Tum
Mã thủ tục 1.004607.000.00.00.H34
Quyết định công bố 301/QĐ-UBND
Cấp thực hiện Cấp Bộ,Cấp Tỉnh
Loại TTHC TTHC được luật giao quy định chi tiết
Lĩnh vực Y tế Dự phòng
Trình tự thực hiện
Bước 1: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp gửi về Sở Y tế (qua Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh).
- Địa chỉ: 55 Phan Kế Bính, Phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
- Thời gian: các ngày làm việc trong tuần, trừ các ngày nghỉ Lễ, Tết theo quy định.

Bước 2: Viên chức tiếp nhận kiểm tra thành phần hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Viết phiếu tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả cho cá nhân, tổ chức.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đủ, chưa hợp lệ: Hướng dẫn cho cá nhân, tổ chức hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo rõ lý do cho cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp biết để cơ sở bổ sung hoặc hoàn chỉnh hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo rõ lý do cho cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp biết để cơ sở bổ sung hoặc hoàn chỉnh hồ sơ
Bước 3: Sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định thì Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tham mưu cho Sở Y tế tổ chức họp Hội đồng tư vấn chuyên môn để thẩm định hồ sơ đề nghị Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Bước 4: Sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày họp thẩm định, Hội đồng tư vấn chuyên môn trình biên bản thẩm định lên Giám đốc Sở Y tế để xem xét và quyết định cấp Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp cho cá nhân bị phơi nhiễm.
Trường hợp không cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 5: Nhận kết quả tại Sở Y tế hoặc qua đường bưu chính.
- Thời gian: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần.

Cách thức thực hiện
STT Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả
1 Trực tiếp 7 Ngày Phí:

Lệ phí:
Sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tổ chức họp Hội đồng tư vấn chuyên môn để thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo rõ lý do cho cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp biết để cơ sở bổ sung hoặc hoàn chỉnh hồ sơ Sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày họp thẩm định, Hội đồng tư vấn chuyên môn phải trình biên bản thẩm định lên Lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV để xem xét và quyết định cấp Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; trường hợp không cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
2 Nộp qua bưu chính 7 Ngày Phí:

Lệ phí:
Sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tổ chức họp Hội đồng tư vấn chuyên môn để thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo rõ lý do cho cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp biết để cơ sở bổ sung hoặc hoàn chỉnh hồ sơ Sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày họp thẩm định, Hội đồng tư vấn chuyên môn phải trình biên bản thẩm định lên Lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV để xem xét và quyết định cấp Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; trường hợp không cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do
Thành phần hồ sơ Trường hợp:
STT Loại giấy tờ Bản chính Bản sao Mẫu đơn, tờ khai
1 Biên bản tai nạn rủi ro nghề nghiệp 1 0 Biểu mẫu
2 Bản sao hợp pháp kết quả xét nghiệm HIV âm tính của người bị phơi nhiễm, bao gồm cả bản đọc kết quả xét nghiệm bằng kỹ thuật ELISA 0 1
3 Công văn đề nghị cấp Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV của cơ quan, đơn vị nơi người bị phơi nhiễm với HIV đang công tác 1 0

Đối tượng thực hiện Công dân Việt Nam
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Người nước ngoài
Cán bộ, công chức, viên chức
Cơ quan thực hiện Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS,Sở Y tế - tỉnh Kon Tum
Cơ quan có thẩm quyền quyết định Sở Y tế - tỉnh Kon Tum,
Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ 55 Phan Kế Bính, Phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Cơ quan được ủy quyền Không có thông tin
Cơ quan phối hợp
Kết quả thực hiện Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp Giấy chứng nhận bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý của TTHC
STT Số ký hiệu Trích yếu Ngày ban hành Cơ quan ban hành
1 64/2006/QH11 Luật 64/2006/QH11 - Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006-06-29 Quốc Hội
2 120/2008/QĐ-TTg Quyết định 120/2008/QĐ-TTg 2008-08-29 Thủ tướng Chính phủ
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC 1. Bị một trong ba tai nạn sau đây khi đang thi hành nhiệm vụ: a. Bị kim, vật nhọn đâm, vật sắc cứa xuyên qua da hoặc vật làm da bị trầy xước, nứt nẻ mà những vật này đã tiếp xúc với máu, sản phẩm máu hoặc dịch cơ thể người nghi nhiễm HIV; b. Bị máu, sản phẩm máu, dịch cơ thể người nghi nhiễm HIV tiếp xúc trực tiếp với da bị trầy xước, nứt nẻ; c. Bị máu, sản phẩm máu, dịch cơ thể người nghi nhiễm HIV tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc mắt, mũi, miệng. 2. Có Biên bản tai nạn rủi ro nghề nghiệp (theo mẫu Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này). Biên bản này phải được lập trong vòng 48 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn, có xác nhận của người làm chứng và được Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp người bị phơi nhiễm với HIV ký, xác nhận. 3. Kết quả xét nghiệm HIV bằng kỹ thuật ELISA của người bị phơi nhiễm với HIV là âm tính. Mẫu máu được sử dụng để xét nghiệm phải được lấy từ người bị phơi nhiễm trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm xảy ra một trong ba tai nạn quy định tại Khoản 1.