THỦ TỤC Xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đối với người bị thương không thuộc lực lượng công an, quân đội trong chiến tranh từ ngày 31/12/1991 trở về trước không còn giấy tờ
Cơ quan Công bố/Công khai | UBND tỉnh Kon Tum | ||||||||||||||||||||
Mã thủ tục | 1.002741.000.00.00.H34 | ||||||||||||||||||||
Quyết định công bố | 304/QĐ-UBND | ||||||||||||||||||||
Cấp thực hiện | Cấp Tỉnh,Cấp Huyện,Cấp Xã,Cơ quan khác | ||||||||||||||||||||
Loại TTHC | TTHC được luật giao quy định chi tiết | ||||||||||||||||||||
Lĩnh vực | Người có công | ||||||||||||||||||||
Trình tự thực hiện |
Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật (thực hiện xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đối với người bị thương không thuộc lực lượng công an, quân đội trong chiến tranh từ ngày 31/12/1991 trở về trước không còn giấy tờ) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú trước khi tham gia cách mạng. * Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm: - Đề nghị Hội Cựu chiến binh và Hội Người cao tuổi cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về việc xác nhận người hưởng chính sách như thương binh; - Trường hợp người bị thương là thanh niên xung phong đề nghị có thêm ý kiến bằng văn bản của Hội Cựu thanh niên xung phong hoặc Ban Liên lạc thanh niên xung phong cùng cấp. - Niêm yết công khai danh sách tại cấp thôn, xóm và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị thương trước khi tham gia cách mạng; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân trong thời hạn tối thiểu 15 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai; - Căn cứ Biên bản kết quả niêm yết công khai và văn bản tham gia ý kiến của các Hội tại Điểm a Khoản này, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xét duyệt, lập biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận người hưởng chính sách như thương binh (Mẫu BB-TB) đối với những trường hợp được nhân dân đồng thuận, không có khiếu nại, tố cáo; - Gửi biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận người hưởng chính sách như thương binh, biên bản niêm yết công khai, văn bản tham gia ý kiến của các Hội tại Điểm a Khoản này, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. * Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm: - Kiểm tra hồ sơ, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức họp Ban Chỉ đạo xác nhận người có công để xét duyệt từng hồ sơ; lập biên bản xét duyệt; Trường hợp quy định tại Điểm b, d, đ Khoản 2 Điều 6 của Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo cơ quan y tế cấp huyện kiểm tra vết thương thực thể và lập biên bản kiểm tra (Mẫu XN). - Căn cứ biên bản xét duyệt của Ban Chỉ đạo, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận bị thương đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền; - Trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điểm c, d Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP; - Người bị thương là Thanh niên xung phong nếu thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý thì chuyển hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải để cấp giấy chứng nhận bị thương. Người bị thương là Thanh niên xung phong nếu thuộc các cơ quan, đơn vị khác quản lý thì chuyển đến Sở Nội vụ để xem xét trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận bị thương; * Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, cấp giấy chứng nhận bị thương và toàn bộ hồ sơ và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Địa chỉ: 70 Lê Hồng Phong - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum; - Thời gian: Buổi sáng từ 7h00 đến 11h00 và buổi chiều từ 13h00 đến 17h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ). Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lý và đầy đủ của hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì công chức viết giấy hẹn cho tổ chức. - Trường hợp hồ sơ còn thiếu và chưa hợp lệ thì công chức hướng dẫn về chỉnh sửa, bổ sung (trực tiếp) hoặc trả lời bằng văn bản sau 03 ngày nhận hồ sơ qua đường bưu chính - Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Bước 3: Trả kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum, Địa chỉ: 70 Lê Hồng Phong - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum hoặc qua đường bưu chính - Thời gian: Buổi sáng từ 7h00 đến 11h00 và buổi chiều từ 13h00 đến 17h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ) |
||||||||||||||||||||
Cách thức thực hiện |
|
||||||||||||||||||||
Thành phần hồ sơ |
Trường hợp:
|
||||||||||||||||||||
Đối tượng thực hiện |
Công dân Việt Nam
|
||||||||||||||||||||
Cơ quan thực hiện | Bộ Giao thông vận tải,Sở Nội vụ,Sở Lao động-Thương binh và Xã hội,Ủy ban Nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.,Ủy ban Nhân dân huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã.,Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn.,Công an Xã,Phòng Lao động- Thương Binh và Xã hội,Công an huyện,Các cơ quan, tổ chức liên quan | ||||||||||||||||||||
Cơ quan có thẩm quyền quyết định | Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, | ||||||||||||||||||||
Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ | Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú trước khi tham gia cách mạng | ||||||||||||||||||||
Cơ quan được ủy quyền | Không có thông tin | ||||||||||||||||||||
Cơ quan phối hợp | |||||||||||||||||||||
Kết quả thực hiện | Giấy chứng nhận thương binh Quyết định trợ cấp Giấy chứng nhận thương binh Quyết định trợ cấp | ||||||||||||||||||||
Căn cứ pháp lý của TTHC |
|
||||||||||||||||||||
Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC | Không có thông tin |